Trong làng đọc sách Việt xưa,có hai tiên sinh mà mình khoái nhất (và
tròn mắt chữ O nhất).Một là Mạc Đĩnh Chi tiên sanh.Nói về đọc sách
thì không biết hồi đó nhà nghèo,Đĩnh Chi kiếm đâu ra tiền mua thiên
quyển vạn tập để đọc mà sao sau này làm quan,đi sứ ứng đối nhanh như
chảo chớp .Nhưng sự bái phục Đĩnh Chi tiên sanh không nằm ở đó.Mà ở
cái phương tiện tiên sanh dùng để lấy ánh sáng đọc sách.Chắc hồi đó
cũng thường cúp điện,vả lại xăng dầu lên vù vù bất kể lời kêu gào ổn
định giá của chánh phủ Trần triều,cho nên con nhà nghèo như Đĩnh Chi
thiếu ánh sáng để đọc sách là đương nhiên.Cái khó ló cái
khôn...vặt,chú bé Đĩnh Chi bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng vịt để nhờ thứ
ánh sáng nhờ nhờ ấy mà nghiền ngẫm kinh nghĩa thánh hiền.Học kiểu
ấy,cộng thêm chế độ ăn kham khổ (con nhà nghèo mà),thiếu dinh dưỡng
hỏng mắt là cái chắc mà không biết tại sao không thấy sử thần Đai Việt
nào ghi chép chuyện mắt kém của quan Trạng.Chỉ khi qua Tàu,sử Tàu mới
vô tình kể lại chuyện quáng gà của ngài.Số là trong lần diện kiến một
đại quan Tàu,thấy bức trướng trên vách thêu con chim sẻ (Đồng Tước)
đậu trên cành trúc,tưởng chim thiệt,quan trạng nhà ta bèn vồ lấy.Cả
đám quan lại nhà Nguyên cười ồ cho chàng Tư Ếch ra tỉnh.Biết bị hô hố
bài tính đố,cụ Trạng (đúng là trạng) bèn xé tan bức trướng rồi cao
giọng nói... trạng:"Tôi nghe,trúc tượng trưng cho bậc quân tử mà sẻ là
kẻ tiểu nhân.Nay quý ngài cho sẻ đậu trên cành trúc tôi e điên đảo
cang thường,kẻ tiểu nhân rồi đây sẽ lấn át triều nghi chăng?"Điếng
hồn,quan Tàu đang cười ha hả,bèn kéo phec-mơ - tuya miệng cái rột,chấp
nhận mất luôn bức trướng đẹp dưới tay ông trạng trạng.
Ông thứ hai là Lê Quý Đôn tiên sanh.Ông này ,bạ cái gì cũng đọc,mà
lại nhớ dai như giẻ rách.Trên đường đi sứ Bắc,có nghỉ lại một dịch
quán,Ngài phó sứ thả bộ đi thăm thú cảnh vật Bắc quốc,ngồi uống nước
tại một quán ven đường.Tình cờ vớ được cuốn sổ ghi nợ của A Múi chủ
quán,Quế Đường tiên sanh cầm lên đọc chơi (ý hẳn cũng muốn điều tra xã
hội học về tình hình kinh tế của tiểu thương nước Tàu đặng chép vào
cuốn Kiến Văn tiểu lục lúc nào cụ cũng kè kè bên mình).Đọc xong,cụ
Bảng lại thong thả lên đường tiếp tục Bắc hành.Gần hai năm sau,trên
đường trở về,ghé lại dịch quán,Cụ Bảng mới biết cảnh Đông Hải tam vi
tang điền, ngôi quán xưa đã bị bà hỏa viếng thăm,bỏ lại A Múi ôm mối
sầu (sút gần chục ký) vì không biết ai nợ , nợ bao nhiêu để mà
đòi.Bảng Đôn thong thả bảo A Múi đóng cho tập giấy,rồi trước bao nhiêu
mắt chữ O mồm chữ A của túi bụi quan khách lẫn dân đen,cụ thản nhiên
đọc hết lại ai nợ,ngày nào tháng nào,chi li từng chút một.Khiếp thật,A
Múi rối rít cảm ơn,ghi hết lại và hô tên lần lượt từng khổ chủ riu ríu
mang tiền tới nộp.Chỉ có một chi tiết nhỏ mà cụ Bảng quên,nhưng A Múi
lại nhớ mà cố tình quên luôn để tri ân vị khách quý.Đó là tiền nước 2
năm trước mà cụ Bảng,trong lúc vội vã việc quan,đã quên không trả.
Trong những ngày ở Yên Kinh,cụ Bảng Đôn còn làm quan lại nhà Thanh sợ
vãi khi định thử tài cụ.Một buổi chiều,Cụ Bảng được mời đi xem một tấm
bia cổ bên cửa sông.Chân bia dầm dưới nước,đương lúc triều lên,bia
ngập dần,đọc đứt đuôi là cái chắc (vì mấy anh Tàu đọc cái gì cũng như
đọc nghị quyết,cứ phải gật gật).Vậy mà khi về tới công quán,cụ Bảng
vẫn thản nhiên đọc lại đầy đủ văn bia.Thì ra cụ đọc ngang (như ta đọc
chữ quốc ngữ bây giờ) rồi trên đường về xếp lại trật tự con chữ trong
óc.Tè chưa?Khi quan Tàu hỏi sao ngài lại có cách đọc ngang hay vậy,Cụ
Bảng bình thản trả lời:"Có chi mô,tại tôi ngày nào cũng đọc nghị quyết
do Soái phủ ban hành nên cứ lắc đầu hoài đâm ra quen đọc ngang".Hic
Đó là chuyện hồi xưa.Ở nước Vệ đương đại,tớ chỉ tè mỗi Đinh Thoại Yến
Vy.Vừa làm chuyện ấy vừa đọc báo.Quá tè.
Bùi Quốc Huy