Trang của lớp Y6B Đại Học Y Huế khóa 89-95

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Thầy Bách - Bài của Bs. Lê Quang Thông

Tiểu sử sơ luợc Thầy Lê văn Bách

Bác sĩ Lê Văn Bách tốt nghiệp tại Đai Học Y khoa Saigon (1951 - 1958)
Y si Trung Úy ở Quân Y viện Duy Tân (Đà Nẵng) va Quân Y viện Nguyễn Tri Phương (Mang cá Huế)
Biệt phái về Đại Học Y Khoa Huế kể từ năm 1962
Tu nghiệp về Sinh Lý học taị Cộng Hòa Liên Bang Đức 1963 - 1964 (Hồi hương sớm hơn dự định vì mẹ mất)
Giảng dạy môn Sinh Lý học tai Đại Hoc Y Khoa Huế - Trưởng phòng Sinh Lý Đại Hoc Y Khoa Huế
Phó trưởng khoa đặc trách lâm sàng Đại Hoc Y Khoa cho đến năm 1975
Chủ nhiệm bộ môn nội Đại Hoc Y Khoa Huế, Chủ nhiệm khoa Nội bệnh viện Trung ương Huế từ năm 1975 cho đến 1995
Thầy mất ngày 2 tháng 4 năm 2002 vì Bệnh Phổi tắc ngẽn(Obstructive Lung Disease). Hưởng thọ 72 tuổi

Những người học trò Y khoa Huế đều nhớ đến Thầy.

Tại sao Thầy lại để trong lòng các sinh viên y khoa lòng kính trọng và ngưỡng mộ như vậy?Theo tôi,có lẽ do đức độ và lòng yêu nghề thật cao qúy của Thầy và trên nữa tôi nghĩ do tình cảm của Thầy với từng sinh viên mặc dù Thầy rất nghiêm khắc..

Tôi kể ra những kỷ niệm về Thầy để minh chứng cho nhận xét của tôi,có thể các bạn y khoa đồng môn sẽ bổ sung thêm những mẫu chuyện về Thầy nhân kỷ niệm ngày Thầy đi xa…

Sau khi học dự bị Sinh Hóa và lọai một số đối thủ thi vào y khoa khỏang 1000 thí sinh, lớp tôi khóa 12 y khoa Huế(1971-1978) lúc đó đậu chính thức 55, cộng với khỏang 20-25 ở lại, nên niên khóa năm đó khỏang 80 người,lúc đó từ năm nhất lên năm hai,năm hai lên năm ba…rớt như sung rụng, năm ba lên tư rớt khỏang 10-12, năm thứ tư và thứ năm mới yên tâm có thể ra trường.

Do chủ quan tự mãn sau khi vào được Y khoa(thời đó cũng như bây giờ sinh viên y khoa rất “sáng giá” trong tất cả phân khoa Đại học),năm đó thi lên năm hai kỳ 1(gọi là R1-hồi đó Y khoa Huế mỗi lần thi lên lớp được thi cả thảy 4 lần, R4 mà không xong là ra khỏi trường gọi là sortie lateral) tôi rớt ba môn trong đó có môn sinh lý học(SV hay gọi là Physio) .Bài của thầy Bách sọan rất hay sau khi ra trường chúng tôi còn giữ lại nghiền ngẫm nhiều điều thật lý thú,trong khi bài sinh lý của Thầy Nguyễn Cửu Khoa(nay ở Pháp) đơn giản hơn nhiều.

Tôi còn nhớ mỗi khi vào lớp, sau khi ngồi vào bàn thầy đọc như máy, tốc ký viết cũng không kịp…Trong những người chép nhanh chữ vẫn đẹp và rõ ràng làm tôi bái phục là Kiều Nga(nay là BS khoa nội Bệnh viện C-Đà nẵng), nên những lúc “tẩu hỏa nhập ma” không chép kịp tôi năn nỉ Kiều Nga cho muợn vở về chép-phải trả ngay vào hôm sau để mà viết tiếp-ráp nối từng đọan nhiều khi tôi vịết không kịp bỏ băng cả trang, hèn chi Kiều Nga luôn đậu đầu có học bỗng… còn tôi có bao giờ mơ tới học bỗng nổi(hồi đó không kể giàu nghèo SV đậu cao là có học bỗng).

Năm ấy ôm ba môn thi lại tôi chẳng biết hè là gì, trong ba tháng tôi về quê nội ở Văn xá cách Huế 14 cây số về phía Bắc “bế quan luyện công”, lúc đó áp lực thi cử rất nặng vì không có hõan dịch gia cảnh,chỉ cần ở lại là …vào Thủ đức móc lon chuẩn úy rồi chưa biết đi về đâu…và biết đâu ra chiến trường thì rất dễ ”xanh cỏ đỏ ngực”(ý của sinh viên lúc đó ám chỉ huy chương đỏ trên ngực nhưng dễ nằm dưới một nấm mồ xanh).

Kỳ R2 năm đó hai môn Anato và Histo tôi đậu dư điểm riêng môn Physio tôi vẫn thiếu ¼ điểm,tôi nhớ hòai đề thi Thầy,dù có học thuộc lòng cũng chịu vì đề thi có tính tổng hợp và phân tích nhiều bài nối kết nhau thật hóc búa ”Anh chị hãy nói về sinh lý sự đi”,có nghĩa là sinh lý từ bứơc đi chập chững của trẻ sơ sinh bởi sự kiểm sóat của vỏ não đến khi thành người lớn đi là một phản xạ tự nhiên bởi các trung tâm vận động, tôi viết gần 4 trang vậy mà…vẫn thiếu…điểm, điều này nếu ở lại lớp có nghĩa là phải ca bài “Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi…”(Thà như giọt mưa-Thơ Nguyễn Tất Nhiên,nhạc Phạm Duy).

Tôi còn nhớ hòai như in đêm trứơc khi ra hội đồng cứu xét tôi đến nhà thầy dưới cơn mưa tầm tả, nhà Thầy ở chung cư đường Lê Lợi, tôi “phục kích” thầy vừa từ phòng mạch ở Bến Ngự về xúât hiện ngay chân cầu thang “ca bài năn nỉ…thầy giúp em khỏi đi lính…”,Thầy ôn tồn bảo rất nhẹ nhàng ”Anh về đi,nếu không đạt anh cứ ở lại học thêm cho giỏi,ngành y cần những BS giỏi thật sự chứ không cần những người kém cõi để thành những sát nhân…”.Thầy không đuổi nhưng thầy vào phòng khép cửa..tôi đứng hồi lâu hy vọng thầy mở cửa kêu vào nhưng thời gian cứ trôi qua, biết không kết quả gì…tôi lủi thủi ra về lòng buồn rười rượi…

Hai ngày sau hội đồng thi thông báo chỉ có hai người thiếu ¼ điểm được đậu vớt cho lên năm thứ hai là tôi nhờ có tham gia ban nhạc Y khoa-Ban nhạc lúc ấy gồm có:tôi là guitar solo,Nguyễn Hải Thủy (nay là PGSTS bộ môn Nội tiết) guitar accord kiêm Ca sĩ, Thám(nay ở đâu không biết)chơi trống,ban nhạc hay chơi lại các bản của ban nhạc Phượng Hòang như Tôi muốn,Yêu người yêu đời…giọng Hải Thủy lúc đó rất hay, cho đến bây giờ vẫn còn hay… và một người được vớt ¼ điểm nũa là Yên(con trai rạp xinê Hưng đạo,không biết nay ở đâu) nhờ có thành tích thể thao huy chương vàng chạy 100mét của viện Đại học Huế, tội nghiệp cho người bạn thân cùng phòng của tôi và cũng là guitar bass Nguyễn Đình Phương(nay là BS ở SanJose-Hoa kỳ)thiếu ½ điểm môn Physio đành phải ở lại năm thứ nhất, nhưng cũng may Phương có hõan dịch gia cảnh!

Hồi đó sinh viên tham gia sinh họat văn thể mỹ cũng có cái lợi mà riêng cá nhân tôi thật may mắn..(ở các đại học danh tiếng như Havard,Oxford … các sinh viên có thành tích thể thao văn nghệ được cộng thêm điểm,còn Việt nam thì …có lẽ linh họat?) tôi biết thầy vẫn giúp cho những sinh viên không thiếu điểm nhiều quá và có tham gia sinh họat cộng đồng, cả hội đồng nhất trí thì không mang tiếng thiên vị ai cả…Hồi đó thi cử thật công bằng và chất lượng, nên gặp một thầy ”đuya”(dur) mà môn ấy của thầy được tòan quyền sinh sát thì sẽ ra sao? Thật hú hồn cho năm đầu tiên của tôi tại Đại học y khoa

Năm thứ hai, sinh viên y khoa lúc đó đã “lẽo đẽo” theo các đàn anh đi lâm sàng với thầy, thầy còn nhắc “văn nghệ tất niên năm nay anh có tiết mục gì cho hay nhưng mà anh phải học cho đậu kỳ một đó nghe!..”, năm đó tôi với Trần Hữu Dàng(bây giờ là PGSTS bộ môn nội,chủ tịch công đòan Y khoa Huế),và Hà Thúc Thanh(nay ở Mỹ) tam ca bài “Mảnh Bằng” của AVT để nhớ rằng đọat bằng tiến sĩ y khoa Huế cũng không phải dễ xơi…Nhìn xuống hàng ghế đầu thấy thầy Tự(Sản khoa) cười rất to,thầy Bách thì cừơi nhẹ nhàng khi tụi tôi ca đến câu ”cái bằng to chỉ một gang thôi… mà sao con gái… mà sao con gái.. họ mê quá trời..”,cùng lúc điệu bộ diễn tả xòe bàn tay như đo một tấc, trong lòng tôi thật vui sướng biết mình biểu diễn thành công vì Thầy rất ít cười …

Năm đó rút kinh nghiệm “gạo” Physio thầy ngay từ đầu năm,chỉ với R1 tôi không có nợ môn nào,và năm đó tôi mới có một mùa hè thật… thú vị cùng lúc xinê Tân Tân chiếu phim “Tình thù rực nắng”…

Những năm sau giải phóng đi lâm sàng với Thầy,tôi thấy thầy luôn tới trước giờ hành chính thăm bệnh, sáng nào các SV cũng bình bệnh án đêm trực hôm qua, thầy nắm bệnh còn rõ hơn các SV năm thứ sáu,bổ sung nhiều dữ kiện lâm sàng mà thầy thu thập rất tinh tế mà bọn tụi tôi bỏ sót do khám không kỹ và thầy luôn đưa tất cả về một bệnh và giải thích cơ chế rất tài tình, sau này khi ra bác sĩ độc lập tác chiến tôi thấy chẩn đóan gom tất cả các triệu chứng về một bệnh thường là đúng hơn là bệnh chính, bệnh kèm,và các triệu chứng còn lẻ loi không giải thích được là phải xem chừng chẩn đóan sai…một lần tôi báo cáo bệnh nhân tử vong, sinh viên năm dưới được dịp thực tập xoa bóp ngòai ngòai lồng ngực tích cực đến nỗi gãy một khớp sụn sườn,thầy nhẹ nhàng trách móc các anh làm chi mà mạnh tay dữ rứa dù người ấy đã chết vì giai đọan cuối của một bệnh nan y…để thấy lòng nhân hậu của thầy đối với tất cả bệnh nhân..

Những tháng cuối cùng sắp ra trường, có lần đi lâm sàng thầy Bách đưa một bản ECG các bạn không ai đọc đúng, tôi đọc hội chứng Wolf Parkinson White, thầy khen ngơị - rất ít khi thầy khen ai trước mặt - các lớp dưới rất phục..(hồi đó nếu không rành về ECG hội chứng này dễ lầm với bloc nhánh hay nhồi máu…còn khi đã thành chuyên khoa tim mạch thì chẳng khó gì)

Từ đó tôi đựơc các SV lớp dưới thán phục về đọc Điện tâm đồ,thường theo tôi học hỏi…đâu có biết tôi là học trò ”chân truyền” của thầy Bửu-Cardiologist- thầy hay tận tình chỉ bảo cho tôi nhất là về ECG vì thầy thấy tôi cần cù siêng năng học hỏi…Riêng thầy Nguyễn Bửu tôi còn nhớ hòai kỷ niệm thầy hội chẩn với GS Trần Đõ Trinh,Gs Đặng văn Chung..chỉ với ống nghe thầy Bửu nói đây là Myxoma nhĩ trái,trong khi các thầy Hà nội thận trọng cần phân biệt hẹp hai lá, sau này chuyển thầy Tôn Thất Tùng mổ đúng là U nhầy nhĩ trái,tôi hỏi sao thầy tự tin vậy thầy bảo ống nghe chưa đủ phải phối hợp hỏi bệnh và khám lâm sàng,ca này có ngất khi thay đổi tư thế và tiếng rung tâm trương cũng thay đổi khi nghe tim nhiều tư thế khác nhau,tôi học được thầy Bửu là phải có lâm sàng phối hợp,sau này khi trở thành BS siêu âm, tôi nhớ lời thầy, không bao giờ để cận lâm sàng đơn độc và người BS siêu âm giỏi là nhờ nhiều kiến thức lâm sàng hổ trợ…

Hai người Thầy đáng kính về đức độ và tài năng trong nội khoa là thầy Bách và Thầy Bửu đã giúp cho tôi rất nhiều hành trang y khoa nhưng quan trọng nhất hai thầy truyền lại cho tôi phương pháp luận y học đó là “nhất nguyên” chẩn đóan, tất cả đều do một bệnh gây ra, hạn chế chẩn đóan nhiều bệnh trên một bệnh nhân,các triệu chứng nào xuất hiện trên người bệnh mà không giải thích được ta phải tìm cho ra kẻo sai sót chẩn đóan và thứ hai là luôn kết hợp lâm sàng khi phân tích xét nghiệm ECG, Xquang và nay là siêu âm,CT,MRI phải có lâm sàng hổ trợ tỷ lệ đọc đúng càng cao sai sót càng thấp…

Hôm nay hai Thầy đã đi xa(Thầy Bửu đang sống tai Hoa Kì) nhưng trong lòng những người học trò của Thầy vẫn tiếp tục nhớ mãi công ơn của Thầy và nhất là đức độ và tài năng luôn tỏa sáng và dẫn đường cho các thế hệ chúng tôi tiếp tục hành trình trên con đường đã chọn:Y Đạo!

Lê Quang Thông

http://freewebs.com/ykhoa12/thaybach.htm

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2008

Chạy điểm ở ĐH Huế

Bài cũ xem lại để biết thêm về trường mình, cả tốt lẫn xấu...

Sau khi nhận thấy đơn tố cáo thí sinh (TS) Nguyễn Đức Hảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông - không biết ngoại ngữ, nhưng đã thi đỗ cao học điểm cao môn tiếng Nga là có cơ sở, ĐH Huế đã thành lập một tiểu ban để chấm kiểm tra lại các bài thi môn tiếng Nga.

Đáp án của môn tiếng Nga là... 110 điểm (!?)

Kết quả, ngoài phát hiện có đến 16/18 bài dưới 50 điểm được nâng lên trên 50 điểm, có một chi tiết gây sốc và nghiêm trọng hơn cả việc "từ 2 điểm nâng lên thành 50 điểm" là đáp án của môn tiếng Nga không hiểu sao lại thành... 110 điểm, chứ không phải 100 điểm như quy định! Điều này đồng nghĩa với việc những TS làm bài môn tiếng Nga được 50 điểm (làm bài thực chất) sẽ bị... rớt bởi căn cứ vào đáp án thì phải thiếu thêm ít nhất 10 điểm nữa.

Trong cuộc họp ngày 5-10 của ĐH Huế như đã dẫn trong số báo trước, có nhiều ý kiến đề xuất hướng giải quyết cho các TS từ rớt thành đỗ (nếu việc chấm lại của Bộ GD-ĐT cho kết quả như của ĐH Huế) là trả lại địa phương, xin lỗi TS, cơ quan, gia đình và bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất vì những sai sót của ĐH Huế. Tuy nhiên trong trường hợp "chết oan" do kiểu làm đáp án cẩu thả như thế này thì làm sao mà xin lỗi, bồi thường?

Chưa hết, theo điều tra của chúng tôi thì ngay cả quy trình làm đề cũng có sai sót nghiêm trọng. Quy chế quy định trong quá trình làm đề phải có sự phản biện của người thứ hai cùng chuyên môn (để tránh sai sót), cũng như sau khi kiểm tra xong đề, trưởng môn thi và trưởng ban đề phải ký vào bản cuối cùng rồi mới được đem photocopy làm nhiều bản. Tuy nhiên trong bản đề thi gốc của môn tiếng Nga, đã không có chữ ký "nghiệm thu" của trưởng ban đề cũng như không được phản biện.

Nên coi đây là cơ hội để "đại phẫu"

Thời gian qua, so với nhiều địa phương khác trong cả nước thì ĐH Huế đã làm tốt công tác tuyển sinh, nhưng chỉ tốt ở cấp đại học, còn sau đại học thì lại... rất luộm thuộm, dễ dãi, dẫn đến nhiều sai phạm, tiêu cực. Điều đau lòng là các sai phạm không phải do lãnh đạo Đại học Huế tự phát hiện, mà đều xuất phát từ các đơn thư tố cáo.

Trở lại lá đơn tố cáo gửi cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Giám đốc ĐH Huế có đề cập đến một đường dây "chạy" điểm môn ngoại ngữ khi thi tuyển sinh cao học. Điều này không phải là không có cơ sở khi nhìn lại một thực tế: Các TS thi cao học xuất phát từ các tỉnh miền Trung (thường yếu môn ngoại ngữ) nên khi ra thi ở Hà Nội thường bị rớt môn này, trong khi ngược lại ở ĐH Huế, thi cao học mà rớt ngoại ngữ là chuyện hiếm.

Rất nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: "Ngoài môn tiếng Nga ra, còn có thêm môn gì nữa?". Nhiều nguồn tin còn khẳng định: Sai phạm của môn tiếng Nga như báo nêu chỉ là phần nổi của tảng băng, còn tiếng Anh mới là phần chìm cần phải được lôi lên khỏi mặt nước.

Đây là một cơ hội để ĐH Huế dũng cảm làm một cuộc "đại phẫu" cắt đứt hoàn toàn những u nhọt để tái tạo lại hình ảnh, "thương hiệu" của mình. Trước mắt, việc cần làm ngay là trả lời câu hỏi có hay không một đường dây chạy điểm.

Một điều cần lưu ý nữa là hiện ở ĐH Huế, viêc ôn tập, ra đề, làm đáp án, chấm thi... các môn tuyển sinh cao học bao nhiêu năm nay chỉ "nằm trong tay" một nhóm người, nên tiêu cực là điều có thể nhìn thấy trước.

Ông Nguyễn Đức Hảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông:

"Tôi thi đỗ bằng chính thực học của mình"

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Hảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, người bị tố cáo đích danh là có tiêu cực liên quan đến một đường dây "chạy" điểm ngoại ngữ ở ĐH Huế. Ông Nguyễn Đức Hảo cho biết:

- Đúng là tôi đã thi đỗ, nhưng vì bận việc riêng nên hiện tôi đã xin bảo lưu kết quả, chứ chưa ra Huế nhập học được gần một tháng như báo nêu.

* Nhưng quy chế của Bộ GD-ĐT không cho bảo lưu đối với các trường hợp như ông?

- Tôi bảo lưu được thật. Hiện đơn xin bảo lưu của tôi đã gửi cho Trường ĐH Y khoa Huế (nơi ông học cao học - NV), tuy nhiên, ĐH Y khoa Huế chưa trả lời.

* Ông giải thích thế nào về đơn tố cáo ông "chạy" điểm môn tiếng Nga?

- Đúng là tôi kém tiếng Anh thật, nhưng tôi biết tiếng Nga, bởi tôi đã học tiếng Nga 6 năm hồi học đại học. Tôi khẳng định là tôi thi đỗ bằng chính thực học của mình, chứ không hề có chuyện chạy điểm như đơn tố cáo. Có thể là sắp tới, tôi được Tỉnh ủy Đắk Nông bổ nhiệm lại cán bộ, cho nên có thể có ai đó đã hãm hại tôi.

* Nhưng thực tế bài làm của ông chỉ xứng đáng được 26/100 điểm, nhưng lại được "biến" lên thành 52/100 điểm?

- Cái đó tôi không biết. Cái đó do trường (ĐH Huế - NV), do thiếu chỉ tiêu hay bệnh thành tích gì đó. Các anh cứ làm việc với ĐH Huế.

* Ông nghĩ thế nào nếu sắp tới ĐH Huế thông báo là ông thi rớt chứ không phải đỗ như ban đầu?

- Chúng tôi ra Huế thi đậu thì học, rớt thì thôi. Với tôi, thi cử không quan trọng. Vả lại tôi không quen ai ở ĐH Huế ngoài các thầy ở trường y, nên tôi khẳng định lại là không hề có đường dây "chạy" điểm như đơn tố cáo. Hiện tôi đang rất bực mình vì bị mang tiếng. Theo tôi, ĐH Huế nên để công an sớm vào cuộc để làm rõ.

Theo Tuổi Trẻ

http://www.suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=21406

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008

Di bút của Thầy



Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

'Ranh' ngôn

1. Không biết dựa cột mà nghe, cứ le te người ta đấm cho vỡ mõm
2. Hận đời đen bạc
Hận kẻ bạc tình
Hận cả gia đình
Hận luôn hàng xóm
3. Miếng ngon giữa đàng, ai đàng hoàng là dại
4. Nhân nhượng là tự sát, độc ác là huy hoàng
5. Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản
6. Được voi đòi... Hai Bà Trưng
7. Không mày đố thầy dạy ai
8. Con gái đẹp là con gái trong mơ, con gái ngoan là con gái... trong
nhà trẻ
9. Một cô gái đứng trước tôi mà cúi mặt xuống có nghĩa là cô ấy đang
thẹn thùng vì thích tôi, còn nếu tôi mà nhìn xuống trước mặt 1 cô gái
thì đơn giản là tôi thích...cặp đùi của cô ấy.
10. Không phải người đàn bà nào cũng đẹp và không phải người đẹp nào
cũng là đàn bà
11. Có 1 cô gái sẵn sàng chết vì tôi, bạn có biết vì sao không, vì cô
ấy thà chết còn hơn phải yêu tôi...hu hu hu hu hu hu hu
12. Yêu em chẳng biết để đâu
Để trong nòng súng lâu lâu anh bóp cò..!
13. Làm sao kiếm được nhiều tiền?
Làm sao kiếm được tên miền thật ngon?
Làm sao giấc ngủ cho tròn?
Làm sao khi chết vẫn còn lưu danh?
Làm sao để tiền bóng banh?
Làm sao để nó nhanh nhanh sinh lời?
Làm sao sống giữa cuộc đời?
Làm sao sống được chơi bời xa hoa?
Làm sao cứ mãi trêu hoa?
Làm sao biết được người ta yêu mình?
Làm sao biết cách tỏ tình?
Làm sao biết được rằng mình đang yêu?
14. Tiên học lễ hậu học... ăn
15. Có chí thì... ghê
16. Thích thì chiều... anh liều... em té
17. Con nhà tông không giống lông... đỡ giống khỉ
18. Gần mực thì đen gần đèn thì... cháy
19. Bầu ơi thương lấy bí cùng... mai sau có lúc nấu chung một nồi
20. Thò tay mà ngắt cọng ngò thương em đứt ruột ăn tô phở bò.. thì hết
ngay
21. Thuận vợ thuận chồng... con đông quá mệt
22. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối mặt cự um sùm
23. Có công mài sắt có ngày... chai tay
24. Kiến tha lâu ngày .... mỏi cẳng
25. Môi hở răng... hô
26. Trèo cao ngã đau, trèo thấp ngã cũng đau
27. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chặt cây nhớ coi cảnh sát
28. Họ đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi
29. Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Mai sau có lúc ngoài đường "on sale
"
30. Ăn trông nồi, ngồi trông người bên cạnh
31. Qua cầu ngả nón trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy
nhiêu
32. Nhà sạch thì mát, bát sạch tốn xà bông để rửa
33. Bạn bè có phúc cùng chia, có hoạ... trốn sạch ở nơi phường nào???
34. Nói tiếng anh như gió, gặp từ khó ta… bắn sang tiếng Việt.
35. Học, học nữa, học mãi, đúp... học tiếp!!!
36. Học, học nữa, hộc máu.
37. Xăng … có thể cạn, lốp … có thể mòn, nhưng số máy, số khung thì
không bao giờ thay đổi.
38. Nhìn thẳng mặt trời mãi không thấy lóa.... là hội người mù 100%.
39. "Thuê bao mà bạn vừa gọi hiện nằm ngoài vùng phủ sóng, nằm trong
vùng phủ chăn và nằm cạnh một thuê bao khác."
40. 1 năm có 365 ngày, vậy 1 ngày có bao nhiêu năm (đến bây giờ khoa
học vẫn chưa giải thích được).
41. Bạn có thể là anh hùng nếu bạn tên là Hùng và bạn có 1 đứa em.
42. Bạn có thể là bác sĩ mà không cần học nếu bạn tên Sĩ và có 1 đứa
cháu.
43. Khi có con mèo đen đi qua trước mặt bạn thì điều đó có nghĩa là nó
đang đi đâu đó.
44. "Ba nghìn bát phở gà mà chả có miếng thịt chó nào cả!"
45. Một điều nhịn là chín điều nhục.
46. Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhau nhìn về... cái xe
dựng ở gốc cây kẻo nó chôm chỉa mất.
47. Gần mực thì... bia, gần đèn thì... hút.
48. Bọn này đúng là càng lớn càng... nhiều tuổi.
49. Hãy sống để được chết một lần.
50. Nếu ở gần một người mà bạn thấy thời gian trôi thật nhanh, còn khi
xa người đó bạn lại thấy thời gian trôi qua thật chậm thì bạn nên đem
đồng hồ đi sửa.
51. Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử nhai đi nhai lại là quân
tử khôn.
52. Ai bảo chăn trâu là khổ, tôi nay chăn nàng còn khổ hơn chăn trâu.
53. "Em nai vàng ngơ ngác. Quần chết bác thợ săn"
54. "Cái con bé ấy không xinh, không khéo thì cũng chẳng được cái
gì.."
55. Cá không ăn muối cá ươn, con không ăn muối... thiếu iot rồi con
ơi.
56. (Tòa hỏi): thế hắn ta đã giết chết anh như thế nào hử?
57. (Tòa hỏi): Để đi lên được căn hộ đó thì phải đi qua một cái cầu
thang phải không? - Dạ phải. - Thế người ta có thể đi xuống bằng cầu
thang đó không?
58. Nước mắt em đang rơi ướt nhoè dòng chữ... (viết thư điện tử cho
người yêu)
59. Sao cái thằng ấy dốt thế, mình không biết mới hỏi nó chứ!
60. Bạn hãy nhớ đừng bao giờ nhìn thẳng vào .... mặt mình mà hãy nhìn
qua gương.
61. Vịt là 1 loài có 2 chân, chạy nhanh hơn... rùa, bay cao hơn...
chuột, tuy nhiên lại bơi kém con... cá.
62. Muốn diệt chuột xin bạn hãy mua 1 khẩu AK47 và 10 băng đạn, lùa
chuột vào nhà rồi đóng cửa lại , sau đó bắn đạn qua cửa sổ cho đến khi
nào không nghe thấy tiếng kêu nào nữa thì thôi. Nhớ chọn loại súng tốt
và đạn có sức công phá.
63. Ðừng bao giờ xem Tivi mà quên chưa cắm điện, và nhớ là đang ăn thì
không được đánh răng đâu đấy.
64. Một dòng sông mà chia làm 2 nhánh có nghĩa là... nó bị tõe làm 2
nhánh (kết quả nghiên cứu sau 30 ngày của nhà văn Nguyễn Tuân).
65. Trông bạn quen quen, hình như tớ... chưa gặp bao giờ.
66. Khi bạn gặp chó dại hay rắn độc thì bạn hãy đứng yên để cho nó
cắn, vì đằng nào chạy thì nó cũng... cắn.
67. Bạn có biết ai mà bạn ghét nhất và căm thù nhất không? Ðó chính
là... kẻ thù của bạn.
68. Ðừng hỏi tôi bạn là ai, hãy hỏi mẹ của bạn.
69. Một người mà 90 tuổi thì chắc chắn là sống lâu hơn người 60 tuổi
rồi, bạn nhỉ.
70. Nếu bạn không mua được cái gì bằng tiền, bạn hãy tin rằng nó sẽ
mua được bằng... nhiều tiền hơn.
71. Có những điều mà 1 người không biết, 2 người không biết, 3 người ,
4 người... cũng không biết thì đơn giản là họ có biết cái quái gì đâu.
72. Ai cũng giữ lời hứa nếu họ còn nhớ đã hứa những gì.
73. Chúng ta đang có tất cả nếu chúng ta đang có 1 vật có tên là "Tất
cả".
74. Chị mắng em trai: "Cái thằng quỷ sứ, làm gì mà cứ huỳnh huỵch lên
thế, chẳng có 1 chút... nữ tính gì cả".
75. Thà ngu vì thiếu iốt còn hơn là thiếu iốt mà vẫn ngu (hic, nó nói
cái gì thế).
76. Chiến tranh sẽ không xảy ra nếu quân đội Irắc mạnh hơn quân Mỹ và
Nato (ai nói câu này, Bush chứ ai).
77. Hâm mộ mọi phụ nữ thì là hội chứng Ðông Gioăng, chỉ hâm mộ 1 phụ
nữ thì đó chính là Ðông Ki Sốt.
78. Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ ... không đẹp.
79. Em đứng một mình thì em xinh nhất hội.
80. Bạn đừng tán tỉnh 1 người phụ nữ đang... đi với chồng cô ta.
81. Bạn có biết Triết học là gì không, tôi xin giải thích "Triết học
là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện
tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện
tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không
là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận" (thấy
chưa, dễ hiểu quá đi, đừng nói triết học khó nữa nhá).
82. Muốn thắng trong điền kinh thì tốt nhất là vừa chạy vừa... rải
đinh.
83. Bom nguyên tử là phát minh để ... kết thúc các phát minh khác.
84. Nếu bạn mặc quần áo ra đường mà bị chê xấu thì tốt nhất bạn không
nên mặc quần áo nữa.
85. Con ơi, 2 giờ sáng rồi đấy, dậy rửa mặt rồi uống thuốc ngủ đi con.
86. Trông mày khôn lắm cơ thằng ngu ạ.
87. "Trúc xinh trúc mọc đầu đình. Em xinh em hút thuốc lào cũng xinh".
Sưu tầm từ http://www.haiduongonline.net/collected/RanhNgon.htm

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2008

Hoài Cố Nhân

Ta đã tưởng người đi không trở lại
Có ai ngờ được tái ngộ hôm nay
Vẫn biết cái tự do mong manh lắm
Mỗi ngày qua thêm thất vọng mỗi ngày.


Ta muốn biết trần gian là có thực
Hay chỉ là ảo mộng của từng ai?
Mà trông ngóng,mà giận hờn đủ thứ
Hết lăm le...thề thốt...lại thở dài!

Yêu biết mấy khi đời không mộng ảo
Mà trở về dường
vẹn dáng người yêu
Ta tự hỏi bao ngày qua có phải
Là mười lăm năm Kim Trọng -Thúy Kiều

Ta chỉ tiếc dung nhan xưa úa héo
Biết đâu cầm sắt hay cầm kỳ
Khi nhìn lại,cười nhau - ôi quá khỉ
Người hôm qua,hay người của ai ri???

Thầy Bách và Các Bác Sỹ Khoa Nhi BV TW Huế

Mấy bồ còn nhớ được hết không?

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Khổng Tử Thán (Lời than của Khổng Tử)

*(Nhân chuyện học hành ở nước ta quá ẹ…)*
* *
Chao ôi! Đã mấy ngàn năm,giờ còn khổ trí
Nắm xương tàn mờ mịt dưới Khổng Lâm,kẻ hậu sinh giờ còn chê bỉ.
Ta xưa:
Cả đời người gót lỏng trán mòn,khốn khổ chốn Trần,Khuông
Một chớp mắt bước lỡ sa cơ,nhọc nhằn nơi Tống,Vệ
Đem nhân nghĩa giáo hóa quân vương,biến nguy thành an
Lấy cương thường vun trồng xã tắc, đổi loạn ra trị
Dạy ba ngàn đệ tử,có trò nào bằng thật học chơi
Kén bảy hai cao đồ,có kẻ nào tiền mua tiến sĩ
Vậy mà:
Kẻ nối dòng chẳng hiểu chí cha ông,loạn thuyết ngẩn ngơ
Ngưòi đọc sách chẳng truy tầm tôn tích,xảo ngôn phi lý
"Nào quân sử thần tử…"phải của ta đâu,mà tội nghiệt là Đổng Trọng Thư
"Nọ nam trọng nữ khinh…" đời nào ta xướng,chính là Tống Nho cổ súy
Ta dạy lấy tu thân làm gốc bay chẳng chịu nghe
Ta dạy lấy chính tâm làm nền bay còn cãi lý
Cho nên:
Việc học càng ngày càng xa rời bản gốc,mưu lấy vinh thân
Việc hành cũng chẳng theo lề thói xưa nay,chỉ mong thỏa ý
Sử sách ông cha không học,chỉ rành chuyện xướng ca vô loài
Di tích nước nhà không giữ,sướng lên còn đem ra mạ lỵ
Sao lại:
Trách chi ta,kẻ đã mấy ngàn năm về với mây ngàn
Sao chẳng nhớ hậu trách nhân còn tiên trách kỷ
Vứt cái học vẹt tầm chương trích cú,phải tự mình tìm lấy đường đi
Chôn cái học sách vở giáo điều,chính hiện thực mới là chân lý
Ta khuyên:
Ban ngày cố gắng kẻ dùi mài nơi học đường,kẻ bôn ba chốn thương trường
Tối đến bỏ chút thời gian,lên mạng tìm thông tin, đào sâu nghĩa lý
Kẻ biết rồi chỉ kẻ chưa biết,chị ngã em nâng
Người u mê hỏi kẻ tỏ tường,em sai anh trị
Chừng ấy:
Việt nam dòng dõi Rồng Tiên
Con cháu càng gắng chí
Sợ chi Âu Á Tây Tàu
Việc gì đuổi ta về nghỉ
Lúc ấy mời ta ,ta cũng chẳng dám sang vì sợ rằng cái đám hậu sinh
Ở xứ sở Man di xưa giờ đã có nhiều tên khả úy.
Cánh thành
Hữu chí
BÙI QUỐC HUY